Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2025

KHÍ CHẤT CỦA MỘT NGƯỜI ĐÁNG NỂ

Hình ảnh
  Nguồn sưu tầm  1. Bình thản – Trầm ổn Không để cảm xúc lên mặt. Không càm ràm khi gặp chuyện trái ý. Nói năng, hành động từ tốn, không hấp tấp. Làm việc gì cũng suy xét kỹ, công – tư rõ ràng. Tuyệt đối không quyết định khi quá vui hay quá giận. 2. Cẩn trọng – Ngăn nắp Việc của mình – làm tới nơi tới chốn. Việc không liên quan – đừng xen vào. Luôn tự sửa mình, cải thiện cái chưa tốt, tối ưu cái đã ổn. Giữ thói quen sống gọn gàng, có hệ thống. 3. Can đảm – Dứt khoát Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, không cúi đầu. Không gieo vào đầu sự tự ti. Nhận sai, nhận thua một cách trưởng thành. Đã quyết thì không lật lại. Khi cần lên tiếng – nhất định không im lặng. Muốn vượt sợ hãi – phải bước qua nó. 4. Hào sảng – Rộng lượng Biến đối thủ thành đồng minh. Bỏ qua lỗi nhỏ của người khác. Hào phóng đúng lúc, không phung phí. Chia sẻ thành quả – nâng người khác là tự nâng mình. Muốn người khác cống hiến – hãy làm gương trước. 5. Thành thật – Chân thành Không hứa khi không chắc làm được. Hứa rồi ...

10 CÂU NÓI GIÚP CON TĂNG SỰ TỰ TIN VÀ YÊU BẢN THÂN

Hình ảnh
  1. Con không cần phải giỏi hơn người khác, chỉ cần giỏi hơn chính mình hôm qua là đủ. (Giúp con tập trung vào hành trình phát triển cá nhân thay vì so sánh) 2. Con có điều gì muốn chia sẻ với mẹ hôm nay không? Mẹ luôn lắng nghe. (Nuôi dưỡng sự kết nối và khuyến khích con biểu đạt suy nghĩ) 3. Mỗi ngày con là một phiên bản mới, và mẹ rất vui khi được đồng hành cùng con. (Giúp con cảm thấy được yêu thương vô điều kiện trong hành trình lớn lên) 4. Con có nhận ra hôm nay mình đã làm một điều rất tuyệt vời không? (Giúp con chú ý đến những điểm tích cực, tạo thói quen nhìn nhận bản thân) 5. Cảm xúc của con quan trọng với mẹ. Mẹ luôn ở đây để cùng con giải mã nó. (Dạy con cách nhìn nhận và gọi tên cảm xúc) 6. Nếu con gặp khó khăn, hãy thử lại. Không ai thành công ngay từ lần đầu. (Trang bị cho con lòng kiên trì và khả năng đối diện thất bại) 7. Mỗi người đều có điểm mạnh riêng, con cũng vậy. Mẹ tin vào con. (Khẳng định giá trị cá nhân và tạo động lực nội tại) 8. Khi con giúp người khác,...

🌟 Một Số Kinh Nghiệm Mua Hàng Trên Shopee Giúp Bạn Tiết Kiệm Và An Tâm Hơn

Hình ảnh
  Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam, nơi bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ quần áo, mỹ phẩm đến đồ gia dụng, đồ ăn vặt... Tuy nhiên, không phải lúc nào mua hàng online cũng suôn sẻ. Sau một thời gian mua sắm và trải nghiệm, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm mua hàng trên Shopee để giúp các bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh rủi ro nhé! 🛍️ 1. Lựa chọn shop uy tín 🔸 Hãy ưu tiên mua hàng ở các Shop Mall (có biểu tượng “Mall” màu đỏ) hoặc shop có nhiều người theo dõi và đánh giá tích cực. 🔸 Xem kỹ điểm đánh giá trung bình, đặc biệt là các mục: Tốc độ phản hồi, Tỉ lệ giao hàng đúng hạn, và Tỉ lệ hủy đơn. 🔸 Đừng quên lướt phần đánh giá kèm hình ảnh để xem sản phẩm thực tế ra sao. 🎯 2. Đọc kỹ mô tả sản phẩm 🔸 Trước khi mua, nên đọc kỹ mô tả sản phẩm để hiểu rõ kích thước, chất liệu, màu sắc, cách sử dụng... 🔸 Nếu còn băn khoăn, bạn nên inbox shop để hỏi thêm. Một shop uy tín sẽ trả lời nhanh và tận tình. 💰 3. Săn mã giảm giá – Freesh...

BÁN HÀNG ONLINE – CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ? ĐĂNG KÝ GÌ CHO HỢP PHÁP? (P1)

Nguồn Sưu tầm  Bạn đang bán hàng online trên Facebook, Shopee, TikTok... và băn khoăn không biết có phải đóng thuế hay đăng ký gì không? 👉 Đây là câu trả lời dành cho bạn – dễ hiểu, không rối rắm  ✅ 1. Bán online có phải đóng thuế không? 👉 CÓ, nếu doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Khi đó, bạn cần đóng: Thuế giá trị gia tăng (GTGT): 1% trên doanh thu. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): 0.5% trên doanh thu. Lệ phí môn bài (từ 300.000đ đến 1.000.000đ/năm tùy doanh thu). 📌 Nếu dưới 100 triệu/năm 👉 KHÔNG phải đóng thuế! ✅ 2. Nên đăng ký mã số thuế cá nhân hay hộ kinh doanh? Tùy vào cách bạn kinh doanh: 🔹 Mã số thuế cá nhân: – Dành cho người bán online nhỏ lẻ, không có cửa hàng, chỉ bán trên mạng. – Đăng ký nhanh gọn, không cần giấy phép kinh doanh. – Dễ kê khai và nộp thuế nếu bị kiểm tra. 🔹 Hộ kinh doanh cá thể: – Dành cho ai có địa điểm bán hàng cố định, quy mô rõ ràng. – Có giấy phép kinh doanh, có thể mở tài khoản ngân hàng hộ kinh doanh. – Bị tính thuế khoán (thuế tạm tính t...

10 CÂU NÓI ĐÁNH THỨC TƯ DUY GIÀU CÓ

 Nguồn: SƯU TẦM  1. Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thứ hai.  2. Người giàu làm việc để học hỏi, không phải để kiếm tiền.  3. Nếu bạn không tìm ra cách kiếm tiền khi bạn đang ngủ, bạn sẽ phải làm việc cho đến khi chết.  4. Người nghèo làm việc để kiếm tiền. Người giàu để tiền làm việc cho mình. 5. Không phải bạn kiếm được bao nhiêu, mà là bạn giữ được bao nhiêu, đầu tư được bao nhiêu và bạn giữ nó hoạt động như thế nào.  6. Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng nó chắc chắn sẽ giúp bạn có một cuộc sống dễ chịu hơn. 7. Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách họ sử dụng thời gian. 8. Tiền là một công cụ. Nó sẽ đưa bạn đến bất cứ nơi nào bạn muốn, nhưng nó sẽ không thay thế bạn như người lái xe.  9. Giàu có không phải là có nhiều tiền, mà là có tự do lựa chọn. 10. Hãy học cách kiểm soát tiền bạc, đừng để tiền bạc kiểm soát bạn. 

CÁCH NGƯỜI DO THÁI DẠY CON...

  Nguồn sưu tầm  1. Dạy con YÊU việc học – Tri thức là kho báu lớn nhất Người Do Thái không nhồi nhét. Họ khiến con thèm khát kiến thức. Sách là thứ thiêng liêng. Trẻ 3 tuổi đã đọc Torah, vừa học chữ, vừa học cách đặt câu hỏi ngược lại thầy cô. Họ không cần con g-i-ỏ-i nhất lớp. Họ cần con biết suy nghĩ. 2. Dạy con TƯ DUY độc lập, phản biện và sáng tạo Không có kiểu “ba nói thì nghe đi”. Mà là: “Con nghĩ khác ba, vì sao?” Tôi từng chứng kiến một đứa trẻ 5 tuổi phản biện ý kiến của cha mình bằng lý lẽ sắc bén như người lớn. Và thay vì quát nạt, cha nó gật gù mỉm cười: "Hay đó, ba chưa nghĩ đến cách đó." 3. Dạy con TRÂN TRỌNG đồng tiền – Tiền là công cụ, không phải mục tiêu 6 tuổi, con họ đã biết chia 3 đồng xu ra làm ba túi: Một túi tiêu hôm nay. Một túi để dành mai sau. Một túi để giúp người khác. T-i-ề-n không phải để khoe, mà là để sống tử tế hơn. 4. Dạy con THẤT BẠI – không phải điều xấu hổ Làm bài sai? Không bị chửi. Mà được hỏi: "Con học được gì từ lỗi này?" Ng...

NGƯỜI KHÔN NGOAN ÍT TRANH CÃI ĐÚNG SAI

  Nguồn: Sưu tầm   Có câu nói: “Người khôn ngoan không bao giờ tranh cãi”. Bởi vì họ biết tranh cãi là vô ích với những người vốn dĩ có thành kiến và quan điểm trái ngược với mình. Người khôn ngoan biết trường hợp nào nên phản biện trường hợp nào không. Người càng khôn ngoan họ càng biết thay vì dùng lời nói, họ sẽ chứng minh bằng hành động, hành động đó không phải cho người kia thấy mà để khẳng định với chính bản thân mình. Để cảm thấy tin tưởng và không thất vọng về chính mình. - Người khôn ngoan sẽ không tranh cãi với Sếp khi sếp chê trách, đánh giá thấp về mình. Họ sẽ âm thầm cố gắng trở thành một nhân viên xuất sắc. - Người khôn ngoan sẽ không tranh cãi với bố mẹ và người thân khi họ không tin tưởng vào mình. Họ sẽ nỗ lực để đến một ngày gia đình được tự hào về mình. - Người khôn ngoan sẽ không tranh cãi với người yêu hay bạn đời. Họ sẽ lắng nghe, chia sẻ và dùng thời gian cùng hành động trả lời. - Người khôn ngoan sẽ không tranh cãi với những người xấu hay tiểu nhân. Vì ...

ĐỪNG CHỈ NUÔI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ “THÔNG MINH”

Hình ảnh
  Hãy dạy con (và cả chính mình) biết kiên trì ngay cả khi không giỏi ngay từ đầu nhé Có những đứa trẻ lớn lên với niềm tin: “Mình thông minh.” Và chỉ vài lần vấp ngã, điểm kém, làm sai… cũng đủ khiến chúng nghi ngờ toàn bộ giá trị bản thân. Không phải vì con kém cỏi. Mà vì con đặt lòng tự trọng lên cái nhãn “thông minh”, chứ không đặt lên quá trình cố gắng. Vì sao vậy? Vì từ bé, con đã được nghe quá nhiều lời khen kiểu: 🧒“Con thông minh thế!” 👦“Con học cái gì cũng nhanh hơn người ta!”  👦“Con giỏi quá!” Và điều đó vô tình tạo ra một niềm tin giới hạn: Nếu con thông minh thật, con không được phép sai. Và rồi chuyện gì xảy ra? •        Lần đầu con làm bài kiểm tra điểm thấp → Con sốc: “Sao mình lại dở như vậy?” •        Lần đầu con không thắng một cuộc thi → Con nản: “Chắc mình không đủ giỏi đâu.” •        Lần đầu bị bạn bè chê bai → Con hoảng loạn: “Họ không còn nghĩ mình thông minh nữa!” Những vết nứt ấy không nằm ...

TƯ DUY TỐI GIẢN

1. Làm việc tối giản Không màu mè công cụ, không giả vờ bận rộn. Luôn tập trung vào việc chính và làm theo thứ tự ưu tiên. Làm ít nhưng hiệu quả. 2. Cuộc sống tối giản Ăn mặc gọn gàng, ưu tiên tiện lợi thay vì chạy theo mốt. Không gian sống sạch sẽ, không giữ đồ dư thừa. Tiêu tiền để tiết kiệm thời gian, không mua thêm phiền toái. 3. Cảm xúc tối giản Gặp chuyện không vui, không than phiền mà bình tĩnh xử lý. Đừng làm nô lệ cho cảm xúc, hãy dồn năng lượng để giải quyết vấn đề, thay vì tự bào mòn bản thân. 4. Mục tiêu tối giản Mỗi năm chỉ chọn 1-2 mục tiêu thật sự quan trọng. Chia nhỏ và làm đều mỗi ngày. Kiên trì là chìa khóa để đi xa. 5. Giao tiếp tối giản Nói ít mà đúng trọng tâm. Không vòng vo, không buôn chuyện và phán xét. Giao tiếp càng ngắn gọn, hiệu quả càng cao. 6. Mối quan hệ tối giản Giữ người phù hợp, buông người không cùng giá trị. Không xã giao cho có, không phí thời gian với người độc hại. Sống với người tử tế, đời mới nhẹ. 7. Năng lượng tối giản Chỉ giữ lại những gì cần ...

TRANH TÔ MÀU KỸ NĂNG CHO BÉ

Hình ảnh
 Tranh tô màu kỹ năng cho bé  Song ngữ cho bé làm quen Phụ huynh, cô giáo có thể in ra cho bé tô màu, vừa cho bé làm quen tiếng Anh.

NHẠC CỤ TỰ TẠO VÀ CÁCH LÀM

Hình ảnh
 *Dàn trống:  Nguyên liệu: ống nhựa bình minh, hộp bánh thiếc tái chế, nắp chai nhựa, que gỗ, nỉ, keo Cách làm: hộp bánh thiếc rửa sạch sau khi sử dụng, dùng nỉ dán trang trí thành hình cái trống. Nắp hộp bánh sơn màu, khoan lỗ ở giữa để gắn vào. Ống nhựa bình minh cắt thành đoạn, thiết kế thành chân trụ của dàn trống, ráp lại. Gắn trống vào. Dùi đánh trống làm từ nắp chai nhựa khoét 1 lỗ nhỏ dán vào que gỗ. *Đàn tơ rưng  Nguyên liệu: ống nhựa bình minh, ống hút nhỏ, dây buộc, nắp chai, que gỗ  Cách làm: cắt ống nhứ bình minh làm chân trụ đàn và cắt thành các doanh tăng dần chiều dài. Đục lô các ống để luồn dây vào, mỗi đoạn gắn ống hút nhỏ để phân khoảng cách cho đều. Ráp lại thành đàn. *Đàn gõ:  Nguyên liệu: ống nhựa bình minh, ống hút nhỏ, dây buộc, nắp chai, que gỗ, mặt con vật bằng nỉ Cách làm:  cắt ống nhựa thành các đoạn tăng dần chiều dài. Dán các  đoạn ống nhựa lại theo từ ngắn đến dài. Dán mặt con vật vào trang trí. *Đàn bằng can nhựa Nguyên ...

CÁC BÀI THƠ GIÚP TRẺ DỄ NHỚ 29 CHỮ CÁI TIẾNG VIỆT

A A là anh, ấm áp quá, Ánh nắng vàng, rực rỡ ra. A là áo, mẹ hay mặc, Mềm mại êm, mẹ thương ta. B B là bé, bé dễ thương, Bàn tay nhỏ, nắm yêu đương. Bê bông cười, bé ôm ấp, Bé ngoan ngoãn, học hết buồn. C C là cá, bơi tung tăng, Cùng bè bạn, ở dưới trăng. Cũng là cây, xanh tốt lắm, Cho bóng mát, cả ngày nắng. D D là dừa, cây cao cao, Đêm hè đến, gió xào xạc. Dừa cho nước, ngọt mát lành, Ai uống xong, chẳng khát nhanh? Đ Đ là đèn, sáng lung linh, Đêm tối đến, đèn lung linh. Đây là đèn, soi lối bước, Đưa đường ta, chẳng lo lầm. E E là em, em bé ngoan, Ngày nào cũng, rất vẹn toàn. E là êm, nệm em ngủ, Ngủ thật sâu, giấc mộng vàng. G G là gấu, gấu xinh xinh, Ôm gấu vào, ngủ thinh thinh. Gấu đáng yêu, bạn của bé, Ở bên nhau, rất yên bình. H H là hoa, nở ngát hương, Hồng, cúc, lan, đẹp muôn phương. Hoa tươi thắm, bừng sáng lắm, Mang tình yêu đến mọi đường. I I là im, bé rất ngoan, Lắng nghe cô dạy cả tuần. I là ít, bé nói ít, Chăm học tốt, giỏi cả dần. K K là khỉ, chuyền cây cao, Nhảy tung t...

Một số thí nghiệm đơn giản, an toàn từ baking soda dành cho trẻ mẫu giáo, giúp bé vừa chơi vừa học

1.  Kem đánh răng cho voi 🐘 Nguyên liệu: Baking soda Giấm Xà phòng rửa bát Màu thực phẩm Chai nhựa nhỏ Cách làm: Cho baking soda vào chai nhựa. Thêm vài giọt màu thực phẩm và xà phòng rửa bát. Đổ giấm vào và quan sát bọt trào ra như kem đánh răng của voi. 👉  Giải thích: Baking soda phản ứng với giấm tạo ra bọt khí, xà phòng làm bọt dày hơn. 2.  Cầu vồng sủi bọt 🌈 Nguyên liệu: Khay đựng (đĩa hoặc cốc nhỏ) Baking soda Giấm Màu thực phẩm nhiều màu Ống nhỏ giọt hoặc muỗng nhỏ Cách làm: Rải baking soda thành một lớp mỏng trên khay. Nhỏ từng giọt màu thực phẩm lên baking soda (xếp thành dải cầu vồng). Dùng ống nhỏ giọt hút giấm và nhỏ lên các màu. Bé sẽ thấy cầu vồng sủi bọt nhiều màu sắc rất đẹp mắt. 👉  Giải thích: Khí CO₂ tạo bọt làm màu thực phẩm loang ra như cầu vồng. 3. Bột nở nhảy múa Nguyên liệu: Baking soda Giấm Cốc nước Màu thực phẩm Hạt gạo hoặc hạt đậu nhỏ Cách làm: Pha nước với vài giọt màu thực phẩm. Cho baking soda và hạt gạo vào cốc nước. Nhỏ từ từ giấm ...

10 Kịch Bản Về Chấp Hành Luật Giao Thông (Chi Tiết 5-7 Phút) (Dành cho trẻ, phụ huynh và giáo viên đóng kịch)

1. Đèn Giao Thông Biết Nói Nhân vật: Đèn giao thông, bé Nam, mẹ, chú cảnh sát Bối cảnh: Ngã tư đường phố Hội thoại: Mẹ: Nam ơi, mình chuẩn bị qua đường, con phải chờ đèn xanh nhé! Nam: Nhưng mẹ ơi, con thấy nhiều người chạy qua đường dù đèn đỏ mà? Mẹ: Con à, việc mình tuân thủ luật giao thông không phải vì người khác, mà là để bảo vệ chính mình! (Đèn đỏ sáng lên) Đèn giao thông: Nam ơi, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi! Nam (ngạc nhiên): Ôi! Đèn biết nói kìa! (Chú cảnh sát bước tới) Cảnh sát: Chào hai mẹ con! Đèn giao thông tuy không biết nói thật, nhưng nếu ai cũng nghe lời đèn, đường phố sẽ an toàn hơn! Nam: Con hiểu rồi, con sẽ luôn chờ đèn xanh! 👉 Bài học: Chấp hành tín hiệu đèn giao thông và không vượt đèn đỏ 2. Mũ Bảo Hiểm Thần Kỳ Nhân vật: Mẹ, bé Linh, mũ bảo hiểm, bạn Gấu Bông Bối cảnh: Trước cổng nhà Hội thoại: Mẹ: Linh ơi, đội mũ bảo hiểm vào rồi mẹ chở đi học nhé! Linh: Con không thích đâu, nóng lắm mẹ ơi! Mẹ: Nhưng nếu không đội, kh...

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LUYỆN VIẾT CHO TRẺ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1

Việc luyện viết cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình học tập đầu đời. Giai đoạn này không chỉ giúp trẻ làm quen với chữ viết mà còn rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, khả năng tập trung và tính kiên nhẫn. 1. Rèn luyện kỹ năng cầm bút đúng cách Trẻ nhỏ khi mới bắt đầu học viết thường gặp khó khăn trong việc cầm bút. Luyện viết sớm giúp trẻ hình thành thói quen cầm bút đúng tư thế, từ đó viết chữ đẹp và không bị mỏi tay. 2. Phát triển sự khéo léo và kiên nhẫn Từng nét bút uốn lượn, đều đặn giúp trẻ rèn luyện sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng học tập các môn học sau này. 3. Giúp trẻ tự tin khi vào lớp 1 Khi trẻ đã quen thuộc với mặt chữ và biết viết những nét cơ bản, trẻ sẽ tự tin hơn trong quá trình học tập ở trường. Sự tự tin này là nền tảng để trẻ hứng thú học tập và đạt kết quả tốt hơn. 4. Chuẩn bị nền tảng ngôn ngữ vững chắc Luyện viết kết hợp với học mặt chữ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái nhanh hơn, phát triển...

BỘ THƠ RÈN ĐỘI HÌNH CHO TRẺ MẦM NON

Hình ảnh
  1. Vòng tròn xinh xinh Cùng nhau nắm tay Xếp vòng tròn ngay Bạn nào đứng đúng Cô khen bạn ngoan. Bước một – hai Vòng tròn không lệch Bạn nào chậm chạp Phải nhanh lên thôi! 2. Vòng tròn vui Vòng tròn tròn xoe Chúng mình cùng xếp Bạn đứng cạnh tôi Chẳng chen chẳng lấn. Một – hai, một – hai Bước đều thật đẹp Vòng tròn bạn ngoan Cô khen bạn giỏi! 3. Cùng nhau vòng tròn Tay cầm tay Quay vòng thật đều Vòng tròn bạn nhỏ Đẹp như hoa khoe. Nghe cô hiệu lệnh Đứng lại, đứng im Bạn nào khéo léo Luôn được khen ngoan! 4. Hàng ngang đẹp Bạn đứng đây Tôi đứng đó Hàng ngang thẳng tắp Cô khen không ngớt! Bước đều chân Vai thẳng hàng Cùng nhau tập luyện Thật ngay ngắn nha! 5. Hàng ngang vui vẻ Hàng ngang thật dài Không chen, không lấn Bạn ngoan, bạn giỏi Cùng nhau xếp hàng. Một – hai – ba Bước đều, thẳng lối Cô khen cả lớp Vì ai cũng ngoan! 6. Thẳng tắp hàng ngang Hàng ngang đẹp mắt Ai cũng giống nhau Đứng t...

10 trò chơi vận động chủ đề Phương tiện giao thông có luật dành cho trẻ

1. Đua Xe Tiếp Sức Chuẩn bị: Xe chòi chân hoặc xe đạp nhỏ, vạch xuất phát, cờ đích, chướng ngại vật (lốp xe, cọc tiêu). Cách chơi: Chia lớp thành 2-3 đội, mỗi đội xếp thành hàng dọc. Khi có hiệu lệnh, bạn đầu tiên chạy xe đến đích, quay về chuyền xe cho bạn kế tiếp. Tiếp tục đến khi cả đội hoàn thành. Luật chơi: Xe phải đi đúng lộ trình, không được chạy tắt. Nếu va vào chướng ngại vật, phải dừng lại dựng lên rồi đi tiếp. Đội hoàn thành nhanh nhất sẽ thắng. 2. Tàu Hỏa Băng Rừng Chuẩn bị: Dây làm đường ray, chướng ngại vật (hộp giấy, ghế nhỏ). Cách chơi: Trẻ nối đuôi nhau thành đoàn tàu, giữ tay nhau và bước đi theo đường ray đã vạch. Khi gặp chướng ngại vật, trẻ phải nhấc chân cao hoặc cúi xuống. Luật chơi: Nếu trẻ rời tay khỏi bạn trước, phải quay lại vạch xuất phát. Đi chệch khỏi đường ray cũng phải quay lại từ đầu. 3. Ô Tô Về Bến Chuẩn bị: Vòng tròn làm bến đỗ, thẻ hình phương tiện giao thông. Cách chơi: Khi cô giáo hô tên một phương tiện (v...